2K học trực tuyến để chinh phục đam mê IT

Tô Văn Bình (sinh năm 2003) tìm được cách học phù hợp tại HCT, có thêm động lực để theo đuổi đam mê công nghệ thông tin.

Bình bộc lộ sở thích kỹ thuật, công nghệ từ nhỏ và nung nấu ý tưởng tự mình làm ra những sản phẩm công nghệ giúp ích cho việc kinh doanh của gia đình, xã hội. Thi đỗ ngành công nghệ thông tin tại một trường đại học Hà Nội nhưng cậu nhanh chóng quyết định nghỉ học do không hợp với cách học truyền thống. Tuy nhiên, do áp lực từ gia đình, cậu âm thầm tìm kiếm một ngôi trường học khác để học song song. Từ đó, nam sinh biết đến Trường Trung cấp Kinh tế và Du lịch Hà Nội (HCT).

“Cách học trực tuyến, chủ động tiến độ, thời gian học và sự đồng hành của các mentor (chuyên gia công nghệ) thật sự phù hợp với mình”, cậu khẳng định.

Bên cạnh chương trình tại hai trường, Bình học thêm Tiếng Nhật để có thể dễ dàng đọc hiểu tư liệu tham khảo của ngành. Sau những háo hức ban đầu, nam học viên chững lại ở ngay chứng chỉ đầu tiên – Lập trình cơ bản bởi lượng kiến thức về máy tính lớn – nền tảng cậu bị thiếu hụt. Nôn nóng được học code, tự lập web, viết ứng dụng riêng nhưng nhiều lúc, Bình muốn bỏ dở, mất tới 4 tháng để hoàn thành chứng chỉ.

Tô Văn Bình (sinh năm 2003) học công nghệ thông tin ở HCT để theo đuổi đam mê lập trình. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nam sinh khẳng định, may mắn lớn nhất của cậu là ở HCT có hannah (cán bộ chăm sóc học viên) và mentor đồng hành. Mentor Hải đã tạo động lực cho cậu rất nhiều. Ngoài việc trả lời nhiệt tình, đồng thời, mentor còn sẵn sàng tìm và giới thiệu một học viên đã học qua môn đó để hướng dẫn cho Bình.

Tô Văn Bình học công nghệ thông tin ở HCT để theo đuổi đam mê lập trình. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Có môn mình học kiểu ‘chạy nước rút’ nhưng thi xong vẫn được mentor ngợi khen tạo cho mình động lực rất lớn”, cậu kể lại.

Bình chia sẻ, bên cạnh mentor, Hannah cũng luôn dành sự quan tâm, tin tưởng như một người bạn, người chị lớn cho cậu. Có lúc, suốt hai tháng, nam sinh sinh năm 2003 không chịu học, đọc tin nhắn hay kết nối với Hannah, Hannah Hải vẫn tin tưởng Bình nghiêm túc muốn học. Chị khích lệ, động viên để cậu quay lại học từng chút một. “Nếu không có Hannah, chắc mình không qua được chứng chỉ đầu tiên” – cậu nói thêm.

Cách Tô Văn Bình học trực tuyến tại HCT là vừa học, vừa nghiên cứu, thực hành đến khi quen tay. Học online hay nhưng khó vì hạn nộp bài gấp rút, nếu không hoàn thành luôn, học viên dễ bị xao nhãng, chán nản. Vì thế, mỗi ngày, cậu phân bổ thời gian hợp lý, dành khoảng 4-8 tiếng cho việc học IT online, còn lại là học tiếng Nhật, tập gym và những việc yêu thích khác.

Sau Chứng chỉ 1 tại HCT, Tô Văn Bình có thể tự lập trình, kiếm thu nhập từ sản phẩm website riêng. Hoàn thành Chứng chỉ 2 – Lập trình di động, cậu cảm thấy trình độ nâng cao đáng kể khi bắt đầu được học code, thực hành nhiều hơn. Chàng trai đã tự viết những ứng dụng di động để theo dõi việc luyện tập gym, cho phép lưu dữ liệu vĩnh viễn… Càng học, Bình càng cảm thấy tò mò, thú vị và cảm thấy lựa chọn của mình hoàn toàn đúng đắn.

Gần kết thúc Chứng chỉ 2, Bình được HCT kết nối đi thực tập và làm việc tại FPT Software mảng Fullstack-Java từ tháng 4/2021 đến tháng 2/2022. Quãng thời gian này, cậu vừa học vừa làm và được các đàn anh ở công ty gợi mở cơ hội trong lĩnh vực blockchain. Bình quyết định vừa học Chứng chỉ 3, vừa học thêm khóa học lập trình Blockchain online tại HCT.

Đây là lĩnh vực công nghệ tiềm năng, có nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn. Do đó, dù cường độ học tập cao, thêm áp lực đi làm, cậu cũng không nhụt chí. Mới đây, nhờ những nỗ lực không ngừng, Bình đã hoàn thành cả ba chứng chỉ đầu tiên tại HCT, đồng thời, hoàn thành khóa học blockchain chỉ trong hơn ba tháng – vượt gần một nửa thời gian so với quy định.

Cũng trong tháng 2, Tô Văn Bình được tuyển vào làm lập trình viên blockchain tại công ty BAP – đối tác đào tạo, tuyển dụng của HCT với mức lương vượt kỳ vọng. Hiện tại công việc của lập trình viên trẻ khá ổn, giúp cậu học hỏi nhiều từ công việc, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain.

“Trong tương lai, mình muốn hướng đến công việc kỹ sư cầu nối và tiếp tục học HCT để lấy bằng đại học ngành IT”, Tô Văn Bình  cho biết